Những lưu ý khi trị mụn cho tuổi dậy thì

Ở tuổi dậy thì mụn là tình trạng rất phổ biến, tuy nhiên hầu hết trẻ chưa hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách chăm sóc, điều trị thích hợp khiến mụn kéo dài và nghiêm trọn hơn. Trị mụn là điều vô cùng cần thiết, thế nhưng khi trị mụn bạn cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Các dạng mụn thường gặp ở trẻ dậy thì

Mụn xuất hiện ở trẻ tuổi dậy thì sẽ có các dạng như sau:

Mụn đầu trắng: Mụn đầu trắng là những chấm trắng xuất hiện nổi bật trên da mặt, có thể ở cả da cổ, da ngực và lưng của trẻ. Nguyên nhân là do lỗ chân lông bị bít tắc khiến dầu và bụi bẩn ở bên trong gây viêm.

Mụn đầu đen: Mụn đầu đen xuất hiện là những chất nhờn, bụi bẩn và tế bào da chết tích tụ trong lỗ chân lông. Theo thời gian, hỗn hợp trở nên cứng dần và đẩy ra ngoài qua các nang, tiếp xúc với không khí bị oxy hóa nên chuyển thành màu đen. 

Mụn mủ hoặc nốt sần trên da: Mụn mủ hoặc các nốt sần trên da là tình trạng mụn nghiêm trọng hơn, khiến da đỏ, sưng viêm, nhiễm trùng lan ra các mô xung quanh. Nếu không điều trị tốt, mụn mủ sẽ ngày càng lan rộng hủy hoại các lớp tế bào của da.

U nang: U nang không phải loại mụn phổ biến ở trẻ tuổi dậy thì, đa phần do trẻ chăm sóc da không tốt, sử dụng mỹ phẩm không đúng cách khiến da yếu và tổn thương. Đặc điểm của u nang là các mụn nhọt sâu, có nhiều mủ, gây đau nhức nghiêm trọng.

Những lưu ý khi trị mụn cho tuổi dậy thì 

Không nên dùng tay nặn hoặc bóp mụn: Tay chứa rất nhiều vi khuẩn, khi dùng tay trực tiếp nặn mụn trên mặt sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, tổn thương da nghiêm trọng và mụn cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn. Hơn nữa, viêm nhiễm nặng do mụn trứng cá có thể dẫn đến sẹo mụn vĩnh viễn không thể hồi phục.

Tránh việc chà xát mạnh trên vùng mụn: Da vùng mụn đã trở nên nhạy cảm hơn, vì thế mọi hoạt động rửa mặt, lau mặt hay trong hoạt động hằng ngày, trẻ nên tránh dùng tay sờ lên mặt hoặc chà xát da mạnh. 

Dùng sản phẩm trị mụn không đảm bảo chất lượng: Do tâm lý lo lắng, tự ti cùng với thiếu kiến thức trong chăm sóc da, nếu không được định hướng tốt, trẻ dễ tin tưởng và sử dụng các sản phẩm trị mụn không tốt được quảng cáo sai công dụng. Điều này khiến da trở nên yếu hơn, mụn và sẹo mụn, thâm mụn cũng nghiêm trọng hơn.

Dù gặp phải loại mụn nào trên làn da, nếu không chăm sóc và điều trị tốt đều để lại những hậu quả kéo dài trên da như: sẹo lồi, sẹo rỗ, thâm đen, nám, da sần sùi,… Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý trẻ, khiến trẻ mất tự tin trong giao tiếp và học tập. Vì thế, hãy cùng trẻ tìm hiểu và điều trị để kiểm soát tình trạng mụn trứng cá ở độ tuổi này ba mẹ nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời