Do cơ địa hoặc các tác nhân ngoài môi trường mà cơ thể chúng ta có hiện tượng nổi mụn. Không những có mụn trứng cá, mụn ẩn trên mặt mà cả mụn thịt, mụn đầu đen… cũng làm chúng ta đau đầu. Hôm nay sẽ cùng tìm hiểu các loại mụn thường gặp và sản phẩm trị mụn hiệu quả. Bạn hãy theo dõi thêm thông tin chi tiết ngay dưới bài viết nhé!
Các loại mụn thường gặp
Dựa trên những đặc điểm riêng, nguyên nhân gây mụn mà mụn được phân ra nhiều loại. Trong đó mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn thịt… là các loại mụn thường gặp nhất.
Mụn trứng cá
Mụn trứng cá hay còn có tên khoa học là Acne vulgaris và đa phần mọc trên mặt. Tuy nhiên, nó cũng xuất hiện tại các vị trí của cơ thể như ngực, vai, lưng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng mụn trứng cá là do nang lông bị tắc, chất nhờn và tế bào chết không thể thoát ra dẫn đến nổi mụn. Ngoài ra, những người sống ở môi trường ô nhiễm cũng dễ nổi mụn trứng cá.
Mụn trứng cá xuất hiện chủ yếu ở những người đang tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai với 3 mức độ nặng nhẹ khác nhau.
- Mức độ nhẹ: bạn sẽ nhìn thấy mụn nổi lên như nốt đỏ không gây đau nhức.
- Mức độ vừa: vùng da nổi mụn sẽ sưng đỏ lên.
- Mức độ nặng: mụn sẽ hình thành một vùng mủ ngay giữa và rất đau. Bạn phải đợt mụn già thì mới có thể loại bỏ nó.
Mụn ẩn
Mụn ẩn là một trong các loại mụn thường gặp có tên tiếng Anh là Hidden under the skin acne là loại mụn nằm dưới da rất khó loại bỏ. Nó xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể nhưng chủ yếu nhiều nhất ở là ở vùng mặt, vùng trán.
Mụn ẩn là một thể của mụn trứng cá nhưng nó không có nhân mụn nên khó nặn. Nếu bạn không loại bỏ mụn ẩn sớm thì rất dễ tạo ra mụn viêm trên da. Một số nguyên nhân nổi mụn ẩn:
- Ăn nhiều đồ cay nóng.
- Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc.
- Bị stress, mệt mỏi.
- Chưa chăm sóc, vệ sinh da đúng cách.
- Sử dụng mỹ phẩm tùy hứng.
- Nội tiết tố thay đổi.
Bạn có thể thấy mụn ẩn nhiều ở các vùng chữ T, vùng mắt, hai bên má, khiến da mặt trở nên sần sùi, thiếu tươi trẻ.
Mụn đầu đen
Mụn đầu đen có tên tiếng Anh là Open Comedone, là một thể khác của mụn trứng cá. Nhân mụn có màu đen và thường xuyên nhìn thấy tại vùng cánh mũi, hai bên má, vùng chữ T… Một số người còn bị nổi mụn đầu đen trên cả hai vai và lưng.
Nguyên nhân sinh ra mụn đầu đen chủ yếu là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Tế bào chết, vi khuẩn, bờ nhờn không được loại bỏ rồi hình thành nhân mụn. Sau quá trình hình thành, nhân mụn sẽ trồi lên và tiếp xúc với không khí chuyển sang màu đen.
Những dấu hiệu nhận biết mụn đầu đen cơ bản:
- Làn da nổi các mụn nhỏ li ti, nhân mụn hở ra.
- Đầu mụn màu đen hoặc màu nâu nhìn khá rõ.
- Mụn đầu đen mọc thành từng vùng nên rất dễ cảm nhận dễ dàng.
Mụn thịt
Mụn thịt hay còn gọi là các u nang tính, chúng có tên tiếng Anh là Syringoma. Mụn thịt xuất hiện thành từng vùng ở một số nơi như vùng mắt, vùng nách, vùng bụng…
Nguyên nhân của việc nổi mụn thịt là do tuyến mồ hôi của cơ thể hoạt động quá mức. Nó sẽ khiến mô tăng trưởng bất thường và hình thành các khối u như thế này.
Bạn có thể phân biệt mụn thịt dựa trên các đặc điểm như sau:
- Mụn thịt có màu trắng hoặc màu da với kích thước khoảng 1-3mm.
- Mụn không đau không ngứa nhưng gây mất thẩm mỹ.
- Sờ vào mụn thịt có cảm giác sần sùi và hơi cứng một chút.
Ngoài các loại mụn trên, bạn còn có thể nhìn thấy các loại mụn khác như mụn bọc, mụn cóc, mụn cám… xuất hiện trên cơ thể.
Các thành phần giúp điều trị các loại mụn thường gặp hiệu quả
Trên thị trường hiện tại, các sản phẩm trị mụn tràn lan. Từ thức gia truyền cho đến những sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng. Nhìn chung trong các sản phẩm trị mụn thường sẽ có những thành phần giúp điều trị mụn như sau:
Benzyol Peroxide
Benzyol Peroxide có tên gọi khác là BP. Đây là chất được các chuyên gia da liễu trên thế giới sử dụng để điều trị mụn. Nguyên lý hoạt động của BP là đưa oxy vào trong lỗ chân lông để tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. BP thường có mặt trong các dạng sản phẩm trị mụn như kem bôi, sữa rửa mặt, lotion.
Trong quá trình sử dụng sản phẩm có thành phần BP bạn sẽ dễ bị khô da, lột da,…Vậy nên với các làn da nhạy cảm, dễ kích ứng bạn hãy dùng sản phẩm có nồng độ BP từ thấp đến cao để da quen dần.
AHA
AHA là hoạt chất có tác dụng tẩy tế bào chết, giúp lỗ chân lông khô thoáng và ngăn ngừa mụn. AHA thường được dùng trong các sản phẩm như nước hoa hồng, lotion, gel với nồng độ cho phép từ 8 đến 14%.
Điều quan trọng là AHA chỉ có tác dụng ngăn ngừa mụn do bí tắc lỗ chân lông. Còn những nguyên nhân gây mụn khác AHA không thể ngăn ngừa được.
BHA
BHA là một dạng axit có tính kháng viêm. Có tác dụng chính là tẩy tế bào chết, bụi bẩn, làm sạch chất nhờn trong lỗ chân lông. Vậy nên BHA là giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến mụn đầu đen, mụn trứng cá, tắc lỗ chân lông. Đây cũng là lựa chọn tối ưu cho các nàng có làn da dầu.
BHA tồn tại trong dạng nước hoa hồng, gel, lotion, serum và các sản phẩm đặc trị mụn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng BHA sẽ khiến da bị cân bằng độ pH.
Lưu huỳnh – Sulfur
Sulfur có tác dụng làm khô vùng da mụn, giảm sưng. Đây là chất được sử dụng để điều trị mụn mủ, mụn viêm ở mức độ nhẹ và vừa. Tuy nhiên những sản phẩm này thường chứa cồn nên sẽ gây khó chịu, lột da.
Tinh dầu trà
Tinh dầu trà có tính chất kháng khuẩn, sát trùng và nấm. Tinh dầu trà có tính chất tương đương với BP nhưng không gây kích ứng da. Vậy nên đây là lựa chọn lý tưởng trong các sản phẩm ngừa mụn. Lưu ý là bạn không nên dùng trực tiếp tinh dầu trà mà hãy pha loãng để tránh phỏng da.
Retinol
Retinol là thành phần thường được nhắc đến nhiều trong việc chống lão hóa da. Tuy nhiên đây cũng là thành phần có tác dụng trong việc ngăn ngừa mụn. Retinol có tác dụng giảm sưng đỏ, kháng khuẩn nên hiệu quả trong việc điều trị mụn.
Bài viết trên đã gửi đến bạn kiến thức các loại mụn thường gặp và thành phần trị mụn. Các thành phần trị mụn trong sản phẩm sẽ mang lại hiệu quả tuy nhiên cũng có những tác dụng không mong muốn. Nên các bạn hãy cân nhắc trước khi sử dụng nhé!
- Top những sản phẩm trị mụn tốt nhất được các bạn trẻ yêu thích
- Bật mí 5 cách trị mụn nhanh nhất đơn giản tại nhà
- Da mụn phải làm sao? 5 phương pháp chăm sóc da khi bị mụn
- Thành phần chú ý khi chọn mỹ phẩm trị mụn cho da dầu
- Trung Tâm Đào Tạo Nail Đi Định Cư Ở Đâu?
- 5 cách phòng ngừa da mụn viêm hiệu quả